Trục giữa xe đạp đóng vai trò là bộ chuyển động của chiếc xe. Việc bảo dưỡng trục giữa xe đạp thường xuyên, định kỳ là việc làm vô cùng quan trọng cần được thực hiện đều đặn. Điều này không chỉ giúp chiếc xe đạp vận hành tốt hơn, kéo dài tuổi thọ xe mà nó còn giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí cho mỗi lần sửa chữa, thay thế.
Vai trò của trục giữa xe đạp
Trục giữa là khớp nối trực tiếp giữa bộ truyền động và bánh xe. Khi người điều khiển đạp pedal, lực đẩy được truyền từ bộ truyền động (như bộ truyền động xích hoặc bộ truyền động dây) qua trục giữa và đẩy bánh xe quay. Trục giữa chịu trách nhiệm chuyển đổi lực đẩy thành chuyển động quay của bánh xe, tạo nên sự di chuyển của xe đạp.
Trục giữa cung cấp một trục xoay cố định cho bánh xe. Nó giúp duy trì cân bằng và ổn định của xe đạp trong quá trình di chuyển. Trục giữa cũng là điểm trung tâm cho các lực tác động và lực xoay, giúp duy trì sự ổn định và khả năng lái của xe.
Trục giữa cũng chịu trách nhiệm truyền tải lực xoắn từ bộ truyền động đến bánh xe. Khi người điều khiển đạp pedal và tạo ra lực xoắn, trục giữa chịu đựng lực xoắn này và truyền nó đến bánh xe để tạo ra vận tốc và lực đẩy.
Trục giữa cũng có vai trò hỗ trợ hệ thống phanh trên xe đạp. Trục giữa thường được gắn các cơ cấu phanh, bao gồm cơ cấu phanh đĩa hoặc phanh cơ, giúp tạo ra lực phanh và kiểm soát tốc độ của xe.
Tại sao cần bảo dưỡng trục giữa xe đạp
Mỗi phụ kiện xe đạp đều đóng vai trò và có tầm quan trọng khác nhau. Trong đó, có thể kể đến một phụ kiện không thể thiếu là trục giữa xe đạp.
Như chúng tôi vừa nói, trục giữa xe đạp đóng vai trò là bộ chuyển động của chiếc xe. Đây là bộ phận giữa khung và bánh răng xích. Nếu thiếu, hỏng hóc bộ phận này, chắc chắn chiếc xe đạp của bạn coi như bỏ đi, không thể sử dụng được.
Sau một quá trình sử dụng lâu dài, bất kể phụ kiện trên chiếc xe cũng không còn vận hành linh hoạt, trơn tru như lúc ban đầu. Đặc biệt là trục giữa. Bộ phận này nằm ở khu vực khá thấp. Rất dễ gặp phải bụi bẩn bám chặt, khô dầu mỡ, bùn đất, hao mòn theo thời gian.
Nếu để quá lâu không bảo dưỡng, vệ sinh, không những trục giữa xe bị hao mòn, hỏng hóc dần phải thay thế tốn kinh phí. Nó còn kéo theo hỏng hóc các linh kiện khác của xe. Lúc đó, việc thay thế, sửa chữa hàng loạt các phụ kiện càng khiến thâm hụt tài chính của bạn. Điều này đặc biệt đáng tiếc nếu chiếc xe đạp của bạn có giá trị cao về kinh tế hay đơn giản là vật kỷ niệm.
Việc bảo dưỡng trục giữa xe đạp thường xuyên là cách tốt nhất để chiếc xe vận hành tốt, êm ái, linh hoạt. Giảm thiểu tối đa việc phải thay thế trục giữa mới. Bởi một chiếc trục giữa cao cấp có giá thành khá cao. Có thể từ vài trăm ngàn lên tới tiền triệu.
Vệ sinh trục giữa thường xuyên còn giúp chiếc xe của bạn luôn như mới, nâng cao thẩm mỹ, kéo dài tuổi thọ xe. Nó cũng góp phần đem lại sự an toàn mỗi khi sử dụng.
Việc bảo dưỡng, vệ sinh rất đơn giản và bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà nếu có thời gian. Nếu chưa biết cách thực hiện, hãy bỏ túi những kinh nghiệm sau đây và thực hiện ngay nhé!
Dấu hiệu trục giữa xe đạp cần được bảo dưỡng
Một số dấu hiệu sau đây giúp bạn bảo dưỡng trục giữa xe đạp kịp thời, để đảm bảo cho xe của bạn được hoạt động ổn định, an toàn và hiệu suất tối ưu.
- Tiếng ồn phát ra từ trục giữa khi đạp xe: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy trục giữa cần được bảo dưỡng. Tiếng ồn có thể là tiếng kẹt, tiếng rít hoặc tiếng kim loại va chạm nhau. Tiếng ồn này thường xuất hiện khi bạn đạp xe ở tốc độ cao hoặc khi lên dốc.
- Xe đạp di chuyển không êm ái, có cảm giác nặng nề: Nếu bạn cảm thấy xe đạp di chuyển không êm ái như trước đây, hoặc có cảm giác nặng nề khi đạp, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trục giữa cần được bôi trơn hoặc thay thế.
- Xuất hiện hiện tượng kẹt cứng khi đạp: Nếu trục giữa bị rỉ sét hoặc hư hỏng nặng, bạn có thể gặp hiện tượng kẹt cứng khi đạp xe. Đây là dấu hiệu nguy hiểm và bạn cần mang xe đến thợ sửa xe đạp để được kiểm tra và sửa chữa ngay lập tức.
Ngoài ra, bạn cũng nên bảo dưỡng trục giữa xe đạp định kỳ, khoảng 3 tháng/lần hoặc sau mỗi lần đi xe trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, để đảm bảo xe luôn vận hành êm ái và bền bỉ.
Hướng dẫn bảo dưỡng, vệ sinh trục giữa xe đạp
Bạn có 2 lựa chọn bảo dưỡng trục giữa xe đạp. Một là có thể tự thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng tại nhà. Hai là, đem xe đến cửa hàng bảo dưỡng.
Tuy nhiên, nếu bạn có thời gian và muốn tiết kiệm chi phí. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách làm thứ nhất.
Nếu bạn muốn bảo dưỡng trục xe đạp tại nhà, sau đây là các bước và cách làm cơ bản mà bạn có thể tự thực hiện.
Để bảo dưỡng đúng cách, trước hết, bạn cần chuẩn bị cho mình một bộ dụng cụ tháo lắp trục giữa xe đạp phù hợp.
- Bộ lục giác chuyên dụng
- Tuốc nơ vít
- Dung dịch tẩy chất nhờn
- Dầu nhờn cho xe đạp
- Bàn chải, chổi cọ mềm
- Vải khô
- Nước sạch
Sau khi có bộ dụng cụ tháo lắp. Bạn có thể tiến hành tháo rời trục giữa xe đạp ra để bắt đầu vệ sinh. Các bước bảo dưỡng trục giữa xe đạp như sau:
- Bước 1: Tháo trục bằng bộ dụng cụ lục giác chuyên dụng.
- Bước 2: Lau chùi trục giữa xe đạp hoặc dùng cọ, bàn chải để len lỏi mọi ngóc ngách của trục. Rồi rửa bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, bùn đất bám dính. Nếu có dầu nhờn, cặn bã dầu nhờn, bạn có thể sử dụng thêm dung dịch tẩy chất nhờn chuyên dụng dành cho xe đạp. Bạn cũng nên vệ sinh các phụ kiện lắp ráp đi kèm với trục giữa thật sạch sẽ nhé.
- Bước 3: Sử dụng khăn mềm khô lau lại thật khô trục và các linh kiện đi kèm trục. Nếu bạn chưa yên tâm, bạn có thể dùng máy sấy để sấy khô.
- Bước 4: Sau khi vệ sinh và bảo dưỡng xong trục cũng như các linh kiện đi lèm với trục. Bạn cần lắp ráp trục nguyên trở lại tình trạng bạn đầu. Sau đó, tra thêm dầu nhờn vào trục cũng như các bộ phận để trục vận hành trơn tru hơn. Tra quá ít dầu hoặc quá nhiều dầu đều không phải là phương án tốt. Nếu tra nhiều dầu, dùng giẻ khô thấm bớt dầu thừa để tránh chảy dầu, dễ bắt bụi bẩn hơn.
Vậy là qua 4 bước bạn đã hoàn toàn có thể tự bảo dưỡng trục giữa xe đạp tại nhà mà không tốn kém chi phí.
Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ dụng cụ lắp ráp hoặc không biết cách lắp ráp cũng như thời gian để thực hiện bảo dưỡng, vệ sinh tại nhà. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách mang đến cửa hàng bảo dưỡng xe đạp chuyên dụng. Cách làm này nhanh chóng, đảm bảo xe được tháo lắp, vệ sinh sạch sẽ hơn.
Việc bảo dưỡng trục giữa xe đạp thường xuyên, định kỳ là việc làm không thể bỏ qua. Bạn đừng tiếc thời gian hay chi phí cho việc bảo dưỡng. Đặc biệt là những chiếc xe đạp có giá trị về kinh tế hay ý nghĩa về tinh thần. Thử ngay cách bảo dưỡng tại nhà mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây để chăm sóc thật tốt trục giữa và cả chiếc xe đạp của mình bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn cách thay trục giữa xe đạp
- Cách chọn trục giữa xe đạp hiệu quả các bạn nên biết
- Dụng cụ mở trục giữa xe đạp nhanh chóng và an toàn