Đi xe đạp có bị phạt nồng độ cồn không? Là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người dùng xe đạp. Hiện nay, pháp luật đã có rất nhiều những quy định liên quan đến việc xử phạt các đối tượng vi phạm quy định về nồng độ cồn trên tất cả các loại phương tiện giao thông, kể cả xe đạp. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về câu hỏi này qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Tình hình vi phạm quy định nồng độ cồn của các phương tiện hiện nay
Việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông xuất hiện khá phổ biến hiện nay. Tình hình này đã dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế và văn hóa giao thông của đất nước. Chính vì thế, để hạn chế được tình trạng này, nhà nước đã ban hành rất nhiều bộ luật nhưng việc thực hiện vẫn chưa triệt để. Gần đây, khi bộ luật mới được ban hành thì các vi phạm khi tham gia giao thông được hoàn thiện hơn. Trong đó, vấn đề Đi xe đạp có bị phạt nồng độ cồn không cũng đã được đề cập đến.
Nghị định số 46/2016 đã được thay thế bằng nghị định số 100/2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Trong bộ luật mới này đã quy định việc xử phạt các lỗi vi phạm hành chính dành cho người tham gia giao thông. Các mức phạt giao thông đều tăng, trong đó quy định người đi xe đạp có nồng độ cồn trong người sẽ bị phạt mức cao nhất là 600.000 đồng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về quy định này để chấp hành đúng luật tham gia giao thông.
Tìm hiểu nồng độ cồn là gì?
Cồn là một loại hợp chất hữu cơ có khả năng gây nghiện, gây tình trạng ảo giác hệ thần kinh hoặc gây ngộ độc. Cồn thường có trong rượu, bia được lên men từ hỗn hợp các nguyên liệu như tinh bột, hay trái cây…Độ cồn có nghĩa là số đo hàm lượng cồn có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được đo bằng đơn vị mililít.
Nếu người lái xe tham gia giao thông có nồng độ cồn trong người dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, mất khả năng tự chủ, mất khả năng xác định phương hướng. Đặc biệt là dễ khiến người điều khiển phương tiện giao thông gây ra tai nạn giao thông.
Đi xe đạp có bị phạt nồng độ cồn không?
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới uống rượu bia cao nhất trên thế giới, con số này không có xu hướng giảm mà còn ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người sử dụng rượu bia ở nữ giới, trẻ vị thành niên cũng có dấu hiệu nghiêm trọng. Để hạn chế tình trạng này cũng như phòng chống nhiều tác hại từ rượu bia gây ra. Nhà nước đã ban định nghiêm cấm và xử phạt hành vi tham gia giao thông có nồng độ cồn trong người áp dụng đối với tất cả những người điều khiển phương tiện giao thông kể cả xe đạp cũng phải chấp hành quy định này.
Hiện nay, vấn đề phạt người đi xe đạp có nồng độ cồn trong người vẫn còn nhiều người không biết. Đi xe đạp có bị phạt nồng độ cồn không? Vẫn có một số người cho rằng đi xe đạp có nồng độ cồn không bị xử phạt. Tuy nhiên, phát luật đã ban hành, đối với người đi xe đạp vẫn bị thổi nồng độ như các loại phương tiện giao thông khác.
Đi xe đạp có bị phạt nồng độ cồn không? Mức phạt là bao nhiêu?
Chính phủ đã ban hành quy định rõ mức phạt áp dụng đối với người đi xe đạp, xe đạp điện khi lái xe có nồng độ cồn như sau:
- Mức phạt 80.000 đến 100.000 đồng: Khi có nồng độ cồn không vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1L khí thở.
- Mức phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng: Có nồng độ cồn từ 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0.4 mg/1L khí thở.
- Mức phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng: Khi có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1L khí thở.
Quy định trên nhằm phù hợp với việc Luật phòng chống tác hại rượu bia đã nghiêm cấm người dân “điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc của mọi người về câu hỏi Đi xe đạp có bị phạt nồng độ cồn không? Qua những quy định của luật giao thông đường bộ, hy vọng tất cả mọi người chấp hàng tốt để vừa bảo vệ bản thân mình và cũng là bảo vệ những người tham gia giao thông khác. Không chỉ những người lái xe ô tô, xe máy mà cả những người đi xe đạp cũng cần thực hiện nghiêm túc quy định này.