Những chiếc xe đạp điện đã trở thành phương tiện giao thông phổ biến trong xã hội hiện nay. Nó không chỉ được yêu thích bởi giới trẻ, học sinh, sinh viên mà nó còn được những người già sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng và bảo quản xe đạp điện sao cho bền đẹp trong quá trình sử dụng thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra một số lưu ý khi đi xe đạp điện để mọi người tham khảo.
Một số lưu ý khi đi xe đạp điện
Luôn quan tâm chú ý đến bảng hiển thị điện năng
Thiết bị này cũng giống với kim chỉ xăng trên xe máy hay ô tô, nhưng đối với xe đạp điện nó có chức năng hiển thị năng lượng của ắc quy. Nó có nhiệm vụ báo cho người dùng biết được nguồn điện còn lại nhiều hay ít và khi nào cần phải sạc điện cho xe. Một số loại xe bạn có thể dựa vào số quãng đường di chuyển để tính được điện năng còn lại.
Ngoài ra, khi các bạn di chuyển nhiều ở mức nguồn năng lượng còn quá ít cũng là nguyên nhân làm cho ắc quy nhanh bị chai hỏng. Hiện nay, các dòng xe đạp điện chạy bằng ắc quy thường cho quãng đường di chuyển trong khoảng từ 50 đến 80 km khi được sạc đầy.
Lưu ý khi đi xe đạp điện bằng cách hạn chế việc đi xe mà phanh gấp hoặc tăng ga đột ngột
Cách bạn sử dụng xe đạp điện di chuyển hàng ngày cũng góp phần quan trọng vào độ bền của xe. Với xe đạp điện những bộ phận chính có thể gặp trục trặc là bình ắc quy, hệ thống nạp, mô tơ và dây phanh, ga.
Trong quá trình sử dụng các bạn nên hạn chế, tránh phanh gấp rồi tăng ga đột ngột. Vì cách này có thể làm ắc quy (pin) của xe giảm đáng kể. Nếu bạn đi như vậy về lâu dài, mô tơ bị ép hoạt động mạnh sẽ không bền. Hoặc bạn có thể đạp thêm vài nhịp trợ lực để bắt đầu hành trình trước khi dùng đến nguồn năng lượng. Cách này có thể thực hiện khi các bạn muốn lên dốc, việc đạp xe trợ lực hoặc giảm trọng tải khi lên dốc không ảnh hưởng đến mô tơ.
Các thiết bị sạc và ắc quy cần có sự đồng bộ với nhau
Việc chọn các thiết bị đồng bộ với nhau giữa bộ sạc và bộ ắc quy đóng vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của ắc quy. Chính vì thế, các bạn cần phải lựa chọn đúng chủng loại, và tất cả các bộ phận đều phải đạt các thông số tiêu chuẩn đối với từng loại.
Việc lựa chọn sai hoặc không có sự đồng bộ sẽ làm giảm dung lượng của ắc quy, gây ra tình trạng phồng ắc quy hoặc gây nổ trong quá trình sử dụng xe đạp điện.
Thay lốp xe đạp điện phải đúng thông số của xe
Có thể các bạn sẽ ít khi quan tâm tới thông số lốp mà xe điện sử dụng. Nhưng để đảm bảo cho lốp xe được bền và xe chạy êm, bạn cần thay lốp đúng với thông số của lốp xe nguyên bản.
Di chuyển xe với tải trọng hợp lý
Mỗi loại xe điện đều có trọng tải khác nhau, thông thường chỉ trở được từ 40kg đến tối đa là 90kg. Chính vì vậy, xe điện chủ yếu được dùng cho một người hoặc tối đa là hai người.
Nếu các bạn sử dụng xe điện với trọng tải quá lớn sẽ tạo ra một sức ép lớn đến mô tơ, khung vành và nan hoa. Điều này sẽ làm xe đạp điện nhanh bị hỏng.
Đặc biệt lưu ý khi đi xe đạp điện là không để xe ngập nước vào động cơ và IC
Đa số các loại xe đạp điện đều được trang bị hệ thống chống nước, nhưng để an toàn cho xe tốt nhất là nên tránh cho xe bị ngập nước vào động cơ IC.
Động cơ và IC là hai bộ phận đóng vai trò quan trọng của toàn bộ cả chiếc xe đạp điện. Thiết bị này sẽ bị oxi hóa nếu bị ngập nước. Tùy vào mức độ và thời gian ngập nước mà xe có thể bị vô hiệu hóa ngay tức thì hoặc sau một thời gian sử dụng.
Không để xe đạp điện dưới trời nắng gắt
Khi nhiệt độ cao sẽ làm cho thiết bị ắc quy tự động phóng mất năng lượng. Nhiệt độ lý tưởng để ắc quy làm việc tốt nhất là từ 20 – 25 độ C. Chính vì vậy, các bạn không nên để xe đạp điện ngoài trời khi nhiệt độ quá cao, và không được phơi xe ngoài trời nắng lâu.
Lưu ý khi đi xe đạp điện là thường xuyên vệ sinh xe sạch sẽ
Khi xe bị bám bụi bẩn tốt nhất bạn nên lau chùi bằng khăn ướt. Nếu rửa xe các bạn hãy chú ý không dùng vòi xịt ở những vị trí như: tay ga, bình ắc quy để tránh nước phun mạnh vào phá cơ chế chống nước của xe đồng thời làm hỏng các linh kiện khác.
Phải bảo dưỡng xe định kỳ
Đối với tất cả các loại xe đều phải bảo dưỡng định kỳ. Bởi sau một thời gian sử dụng sẽ có sự hao mòn. Vì vậy trong quá trình sử dụng, các bạn nên thường xuyên quan sát và kiểm tra các bộ phận khớp nối cần bôi trơn như xích, cổ xe… để bảo dưỡng kịp thời.
Tùy theo tần suất sử dụng và mức độ đi lại mà các bạn có thể đi bảo dưỡng xe định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.
Sạc điện đúng cách
Khi sạc, cần phải đặt bình điện ở nơi khô thoáng hoặc để bình điện trong xe, rồi sau đó nạp trực tiếp vào bình. Tuyệt đối không dốc ngược bình khí nạp. Tránh nước và không để các loại dung dịch lỏng thấm vào bộ phận nạp điện; không bao bọc bộ phận nạp điện bằng bất cứ vật liệu gì. Khi sạc nếu thấy bộ phận nạp nóng phải dừng nạp ngay và đưa đi kiểm tra. Không nên cắm sạc liên tục, hãy rút sạc khi đèn báo chuyển màu xanh.
Luôn sạc pin ngay sau mỗi lần sử dụng.
Không nên lấy pin ra khi đang sạc vì dễ làm pin bị chai. Nghiêm cấm việc sạc bằng nguồn điện từ máy phát.
Trên đây là một số lưu ý khi đi xe đạp điện mà những người đi xe đạp cần phải quan tâm. Khi các bạn thực hiện được đầy đủ các lưu ý này thì chắc chắn xe đạp điện của bạn sẽ được bảo vệ và bền lâu theo thời gian sử dụng.