Ngày nay, mặc dù xe đạp đã không còn là phương tiện chính để tham gia giao thông nhưng nhu cầu sử dụng xe đạp để tập thể dục lại vô cùng lớn. Bởi xe đạp đem đến nhiều lợi ích cho người tập về sức khỏe, cải thiện vóc dáng mà lại thân thiện với môi trường. Thế nhưng, sau một thời gian sử dụng xe đạp có thể bị hỏng hóc và một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất chính là cách thay bạc đạn xe đạp như thế nào? Nếu các bạn quan tâm hãy theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé.
Khi nào cần thay bạc đạn xe đạp
Như các bạn cũng biết, bất cứ sản phẩm nào sau một thời gian dài sử dụng cũng sẽ xuất hiện các hiện tượng xuống cấp và hỏng hóc. Và bạc đạn xe đạp cũng là bộ phận các bạn cần lưu ý để sửa chữa và thay thế kịp thời nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
Bạc đạn xe đạp là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối các trục để tạo thành chuyển động quay cho động cơ. Bạc đạn có tác dụng giúp cho người đi xe đạp có thể giảm thiểu sức lực tốt đa trong việc lấy sức đạp xe, các bạn sẽ không còn cảm giác mệt mỏi như khi đi những dòng xe đạp thời trước. Nhưng khi chiếc xe đã dùng được có tuổi, bạn sẽ cảm thấy xe đi nặng nề hơn, lúc đó bạn phải kiểm tra xem xe mình đang gặp vấn đề gì.
Sau một thời gian sử dụng xe đạp sẽ gặp một số vấn đề do bị thời tiết, nhiệt độ hay nước gây ra. Đặc biệt, đối với bộ phận bạc đạn hay còn gọi là vòng bi sẽ rơi vào trạng thái bị hao mòn, bị khô, thiếu mỡ. Từ đó khi các bạn đạp xe sẽ nghe thấy những tiếng lạch cạch hoặc nó có thể làm các bạn đạp xe nặng nề, khó khăn. Đó chính là lúc các bạn nghĩ ngay đến việc thay bạc đạn xe đạp nhé.
Khi xe đạp của bạn xuất hiện những tiếng kêu lạch cạch mà các bạn lại không chắc chắn liệu nó có phải bắt nguồn từ bạc đạn hay từ lốp xe. Vậy thì trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này và hướng dẫn các bạn cách thay vòng bi xe đạp đúng cách.
Xem thêm: Hướng dẫn cách thay trục giữa xe đạp
Hướng dẫn cách thay bạc đạn xe đạp
Nếu các bạn đã chẩn đoán bộ phận bạc đạn xe đạp bị hư thì bạn sẽ nghe thấy có âm thanh phát ra từ bên trong xe và không dễ để xác định nó bắt nguồn từ đâu. Lúc này để không làm mất thời gian, các bạn hãy nâng chiếc xe lên, rồi dùng một tua vít dài, đặt vào một trục bánh xe gần bạc đạn. Lúc này, các bạn hãy cho xe chạy ở tốc độ 65 km/h rồi ghé tai vào phần tay cầm của tua vít, nếu bạc đạn xe đạp của bạn bị hư thì nó sẽ phát ra tiếng kêu rất to và rõ.
Khi các bạn đã kiểm tra và xác định chắc chắn rằng xe đạp bị hư hỏng bạc đạn thì hãy tiến hành thay thế để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Cách thay bạc đạn xe đạp cũng tương đối đơn giản, nhưng với những người không có kỹ thuật thì đây là một vấn đề lớn đấy! Nếu chưa có kinh nghiệm thay bạc đạn thì cách tốt nhất mà các bạn có thể làm chính là đưa xe đến tiệm sửa xe để được sửa chữa và khắc phục nhanh nhất nhé! Sau đây là cách thay bạc đạn xe đạp tại nhà chuẩn cho người dùng khi cần:
Khâu chuẩn bị
Trước khi bắt đầu thay bạc đạn xe đạp thì các bạn hãy chuẩn bị một số dụng cụ để thực hiện như cờ lê phù hợp kích cỡ với ốc trục của xe, khăn lau sạch, bát để chứa bi, dung dịch vệ sinh dầu chuyên dụng và mỡ chuyên dụng để tra vào vòng bi xe đạp.
Các bước thay bạc đạn xe đạp
- Bước 1: Xác định phần bánh xe đạp trước hay sau nào bị hỏng bạc đạn, sau đó các bạn hãy lật ngửa xe và dùng cờ lê để mở các đai ốc được lắp trên bánh xe ra.
- Bước 2: Tiến hành mở bánh xe ra khỏi xe là để tiến hành thay thế vòng bi xe đạp
- Bước 3: Di chuyển bánh xe ra khỏi xe sau đó dùng cờ lê vặn đai ốc của bánh xe ra khỏi trục bánh xe.
- Bước 4: Các bạn hãy lấy tất cả vòng bi hư hỏng đó ra, vệ sinh ổ bi và thay thế chúng bằng những vòng bi mới đã chuẩn bị sẵn.
- Bước 4: Tra mỡ vào các vòng bi rồi vặn các đai ốc lại và lắp bánh vào xe.
Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn các bước thay bạc đạn xe đạp nhanh và và dễ dàng thực hiện nhất. Chúng tôi tin rằng nếu đã đọc qua bài viết này, bạn sẽ tự mình sửa được chiếc xe đạp yêu quý mà không phải tốn thời gian và tiền bạc ra tiệm. Để có một chiếc xe đạp vừa đẹp vừa an toàn, thuận lợi khi sử dụng bạn nên bảo vệ xe cần thận và thường xuyên kiểm tra xe nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách sửa xe đạp bị lệch bánh đơn giản và hiệu quả
- Cách sửa xe đạp bị trượt mắt cá đơn giản và hiệu quả
- Hướng dẫn cách bảo dưỡng líp xe đạp và các bộ phận khác