Ước tính trên đất nước ta, mỗi năm có khoảng hàng trăm người thiệt mạng và rất nhiều người khác bị thương trong các vụ va chạm xe đạp. Và trong số đó, hầu hết các vụ tai nạn xảy ra đều với nguyên nhân xuất phát từ hành vi và thái độ của người sử dụng phương tiện xe đạp. Vậy cách đi xe đạp an toàn là gì? Hãy tham khảo ngay những quy tắc đi xe đạp an toàn được chúng tôi tổng hợp dưới đây. Nếu tuân thủ đúng chắc chắn sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có khi tham gia giao thông.
Tổng hợp những cách đi xe đạp an toàn
Hãy đi xe đạp đúng luật giao thông
Cũng giống như các phương tiện tham gia giao thông khác như xe máy, ô tô hay kể cả người đi bộ. Người sử dụng phương tiện xe đạp khi tham gia giao thông cũng cần phải tuân thủ các luật lệ chung nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình cũng như những người khác. Hãy đi đúng làn đường dành riêng cho xe đạp, dừng lại khi gặp đèn đỏ và tuyệt đối tuân thủ theo biển báo trên đường.
Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
- Lái xe đi về phía bên phải của làn đường: Bạn nên điều khiển xe đạp về sát làn đường bên phải và không được đi dàn hàng hai, hàng ba sẽ rất nguy hiểm.
- Nếu trong trường hợp có xe ô tô hoặc xe máy rẽ bạn có thể đi sang làn giữa
- Hãy cẩn thận với những chiếc xe đỗ ven đường để tránh những chiếc xe đột ngột mở cửa xe.
- Cần tuyệt đối tránh xa các điểm mù của lái xe ô tô, xe tải, container
- Thực hiện theo tín hiệu đèn giao thông hoặc biển báo dừng.
- Không uống rượu khi lái xe đạp.
Cách đi xe đạp an toàn là chú ý quan sát và cảnh báo khi đi xe
Có nhiều trường hợp khi bạn tuân thủ đúng luật giao thông thì những mối nguy hiểm vẫn luôn rình rập bạn. Đó là nguyên nhân đến từ những người lái xe không tuân thủ luật, hoặc đơn giản là những người lái xe nhưng lại không nhìn thấy bạn. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là hãy đi xe cẩn thận, tuân thủ tín hiệu giao thông và đi đúng làn đường.
Mặt khác, các bạn cũng cần chuẩn bị sẵn sàng để ngăn chặn hoặc tránh các tình huống xấu kịp thời. Do xe đạp không có tín hiệu đèn xe nên các bạn có thể sử dụng tín hiệu bằng tay trước khi chuyển làn đường hay dừng lại. Nhằm mục đích để cảnh báo cho những người xung quanh bạn biết. Để phát tín hiệu rẽ trái, bạn hãy quan sát phía sau bạn, sau đó mở rộng cánh tay trái của bạn ra. Để phát tín hiệu rẽ phải, các bạn hãy giơ cánh tay trái của bạn lên vuông góc với khuỷu tay hoặc bạn có thể sử dụng cánh tay phải bằng cách giơ thẳng và hướng về bên phải. Để phát tín hiệu rằng bạn đang đi chậm hoặc cần dừng lại, hãy mở rộng cánh tay trái của bạn xuống.
Nếu bạn đạp xe vào ban đêm thì hãy sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng và phản xạ vào để người khác phát hiện ra bạn. Hoặc các bạn có thể chọn cách mặc quần áo sáng màu và phản quang, như màu vàng hoặc màu xanh lá cây. Luôn đánh mắt nhìn qua vai của bạn để đảm bảo không có vật cản. Đồng thời bạn cũng cần chắc chắn rằng hệ thống phanh xe đang làm việc tốt.
Thường xuyên bảo dưỡng xe đạp và duy trì đúng thời gian quy định
Bất cứ phương tiện nào cũng cần thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, và xe đạp cũng vậy đặc biệt là những chiếc xe đã được sử dụng một thời gian dài. Đây cũng là cách đi xe đạp an toàn.
Các bộ phận cần kiểm tra thường xuyên đó là hệ thống phanh xe, vỏ xe, xích xe. Việc kiểm tra, bảo dưỡng xe định kỳ thường xuyên giúp hạn chế tai nạn trong những trường hợp khẩn cấp hoặc khi đi trên địa hình dốc, khúc cua. Bạn có thể mang xe đến cửa hàng sửa chữa xe đạp chính hãng hoặc tự trang bị các dụng cụ bảo dưỡng xe.
Đảm bảo kích thước xe đạp phù hợp với chiều dài của chân và cơ thể cũng là cách đi xe đạp an toàn mà người dùng cần lưu ý. Một chiếc xe phù hợp giúp bạn thoải mái di chuyển và dễ dàng ứng biến khi phát sinh trong quá trình đi xe.
Tự bảo vệ mình bằng cách đội mũ bảo hiểm khi đi xe
Nếu bạn muốn đảm bảo an toàn khi đi xe đạp, hãy luôn luôn đội mũ bảo hiểm để giảm nguy cơ chấn thương vùng đầu. Ngay cả những sự cố nhẹ xảy ra cũng có thể gây ra những mối đe dọa chấn thương đầu. Não là bộ phận mong manh, thường không thể chữa lành và những chấn thương đó có thể ở lại với bạn tới suốt đời. Vì vậy, hãy đội mũ bảo hiểm đúng cách bất cứ khi nào đạp xe để bảo vệ bạn.
Cách đi xe đạp an toàn ở địa hình khó khăn
- Khi đạp xe lên dốc không nên sử dụng bàn đạp phanh. Vì hoạt động này có thể làm bánh xe trước bị nâng lên và gây té ngã.
- Hãy luôn quan sát đoạn đường ngắn phía trước thay vì quan sát một đoạn dài là cách đi xe đạp an toàn nhất. Thực tế cho thấy nếu bạn hướng mắt nhìn xa rất khó xử lý những chướng ngại vật nhỏ xuất hiện trong tầm ngắn.
- Khi đi xe đạp bạn cũng cần quan tâm đến trang phục, hãy luôn đảm bảo gọn gàng và thoải mái. Bạn không nên mặc quần ống rộng hoặc ống dài để tránh vướng vào xích xe. Nên mặc trang phục là chất liệu thoát mồ hôi tốt.
- Điều chỉnh bánh răng hợp lý trong lúc lên dốc và xuống dốc.
- Đạp xe đúng kỹ thuật giúp cơ thể khỏe mạnh và thon gọn nhất là thân dưới. Bạn nên tìm hiểu kỹ thuật đạp xe đúng cách để tránh bị trụt rút và đau bàn chân. Vì nếu bạn đạp xe sai cách có thể gây tác động xấu đến cơ thể như cơ tay, lưng và cả phần xương chậu.
Xe đạp là một phương tiện tuyệt vời giúp bạn luyện tập thể thao, đạp xe vừa tốt cho sức khỏe lại vừa thân thiện với môi trường. Tuy nhiên các bạn cần quan tâm đến cách đi xe đạp an toàn để có những trải nghiệm vui vẻ mà vẫn luôn luôn an toàn nhé.